Giá trị châu Á và niềm tin Nho giáo Lý Quang Diệu

Tổng thống Mỹ George W. Bush chào đón Lý Quang Diệu tại Phòng Bầu dục, 16 tháng 10 năm 2006.

Lý Quang Diệu là một trong số những người ủng hộ các giá trị châu Á, mặc dù cách giải thích của ông về các giá trị này thường gây tranh cãi. Trong thập kỷ 1980, ông tích cực cổ xuý các giá trị châu Á như Nho giáo, hoặc ở mức độ ít hơn, các đức hạnh của Phật giáo. Điều này được thể hiện trong những lần viếng thăm của ông đến các đền chùa Trung Hoa.

Lý Quang Diệu luôn phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo Nho đối với xã hội Singapore. Bản thân ông năm 1985 đã được bầu làm Chủ tịch Hội Khổng học thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo The Straits Times, ông nói rằng ông là người theo thuyết bất khả tri (agnostic).

Trả lời phỏng vấn trên Foreign Affairs năm 1995, ông Lý Quang Diệu nói về tầm quan trọng của văn hóa và đạo đức truyền thống đối với sự phát triển của Đông Á, điều mà các nước phương Tây đã đánh mất[28]:

Tôi thấy có những điều không chấp nhận được trong xã hội Mỹ: súng ống, thuốc phiện, tội phạm bạo lực, người vô gia cư, các hành vi lố lăng ngoài đường, nói tóm lại là xã hội đổ vỡ. Sự mở rộng quyền tự do cá nhân thích hành động hay phá phách thế nào tuỳ ý gây ra tổn thất với trật tự xã hội. Ở phương Đông, mục đích chính luôn là trật tự xã hội ổn định để mọi người có thể có hưởng tự do của mình. Sự tự do này chỉ tồn tại trong xã hội ổn định chứ không phải ở đất nước của tranh cãi và vô chính phủ.Tại Singapore, nếu nước tiểu dương tính, anh ta phải đi cai nghiện ngay. Ở Mỹ anh làm vậy thì lại bị coi là xâm phạm quyền tự do cá nhân và bị kiện ngay tức khắc. Quyền cá nhân ở Mỹ được coi là bất khả xâm phạm. Nhưng chẳng ai quan tâm khi quân đội Mỹ bắt tổng thống của một nước khác rồi đưa đến Florida và ném ông ta vào tù. Tôi chẳng thể nào hiểu được.Con người cần những ý thức đạo đức nhất định về đúng và sai. Có những thứ là xấu xa. Anh đơn giản là xấu xa, dễ làm những việc xấu thì phải chặn anh không làm những việc xấu vậy. Người phương Tây từ bỏ những nền tảng đạo đức của xã hội, tin rằng mọi vấn đề có thể giải quyết bằng một chính phủ tốt – đây là điều mà phương Đông chúng tôi không bao giờ tin.Xã hội phương Đông tin rằng cá nhân tồn tại trong khuôn khổ gia đình. Anh ta không tách rời ra bối cảnh đó. Gia đình là một phần của gia đình rộng lớn hơn, rồi bạn bè rồi xã hội. Người lãnh đạo hay chính quyền không cố cung cấp cho cá nhân những gì mà gia đình có thể. Có câu thành ngữ của Trung Quốc khái quát vấn đề này: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tu thân nghĩa là tự lo bản thân, tự rèn luyện, làm mọi việc để mình trở nên có ích; tề gia là lo lắng cho gia đình; trị quốc là lo lắng cho đất nước; bình thiên hạ là tất cả dưới bầu trời đều thái bình. Đó là quan niệm cơ bản của văn minh chúng tôi. Chính quyền lên rồi chính quyền xuống, nhưng quan điểm này vẫn duy trì. Chúng tôi bắt đầu bằng sự tự túc của bản thân.Mặt nữa, chúng tôi may mắn là chúng tôi có nền văn hoá tràn đầy niềm tin vào sự tiết kiệm, làm việc chăm chỉ, kính trọng cha mẹ, tôn kính gia đình, và trên hết, là tôn trọng trí thức và sự học.

Lý Quang Diệu là người rất ghét sự ảnh hưởng từ văn hóa ngoại lai lên truyền thống văn hóa đất nước và đã đề ra những luật nghiêm khắc để hạn chế tình trạng này. Các cặp yêu nhau ở nơi công cộng nếu có những hành vi quá đà sẽ bị phạt vài tháng tù. Quan hệ tình dục đồng tính luyến ái bị cấm ở Singapore, vi phạm có thể bị phạt tới 2 năm tù. Con trai ông, Thủ tướng Lý Hiển Long, cũng đồng tình với quan điểm của cha khi xem đồng tính luyến ái là hành vi phạm pháp. Trong một bài phát biểu tại quốc hội, ông nói Singapore là một xã hội truyền thống, và ông muốn gìn giữ truyền thống đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý Quang Diệu http://www.asiaweek.com/asiaweek/98/0925/cs1.html http://www.bangkokpost.com/news/asia/172827/ http://www.bbc.com/news/world-asia-32012346 http://www.channelnewsasia.com/annex/MM_30annvSMC_... http://edition.cnn.com/2015/03/22/asia/singapore-l... http://edition.cnn.com/2015/03/22/asia/singapore-l... http://www-cgi.cnn.com/ASIANOW/asiaweek/97/1024/fe... http://www.corpun.com/singfeat.htm http://www.economist.com/displayStory.cfm?story_id... http://www.exploitz.com/Singapore-Religious-Change...